Stochastic Oscillator Là Gì? Hướng Dẫn Chiến Lược Giao Dịch Hiệu Quả Với Chỉ Báo Stochastic

Admirals
16 Phút đọc tối thiểu

Stochastic Oscillator (Stochastic hay Stoch) là một chỉ báo động lượng so sánh giá đóng cửa cụ thể với phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Công cụ stochastic được phát minh bởi tiến sĩ George C. Lane vào cuối những năm 1950 và là một trong những chỉ báo phổ biến nhất được sử dụng trong Forex, chỉ số và giao dịch chứng khoán.

Nối tiếp chuỗi series về kiến thức liên quan đến các chỉ báo dao động như RSI, MACD, … Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cũng chúng tôi giải thích chỉ báo Stochastic là gì, một trong những chỉ báo nếu biết kết hợp với các chỉ báo hoặc các loại mô hình khác sẽ tạo ra những kết quả mà bạn không ngờ tới.

Chỉ báo Stochastic được xem là loại chỉ báo động lượng đa-zi-năng trong:

Một trong những điểm quan trọng nhất khiến nhóm chỉ báo dao động thực sự hữu ích với nhà giao dịch chính là: chúng có thể đo được XUNG LƯỢNG của thị trường, tức là tốc độ thay đổi của giá so với kỳ vọng hay mức giá thực tế. Vì vậy, Stochastic Oscillator, một chỉ báo động lượng, có thể báo hiệu chuyển động thực tế ngay trước khi nó xảy ra.

Stochastic Oscillator là gì?

Tương tự như các chỉ báo khác, Stochastic là một chỉ báo nằm trong nhóm động lượng được dùng để so sánh mức giá đóng cửa cụ thể của một tài sản với một phạm vi giá trong một khoảng thời gian nhất định. Stoch được xem là một bộ dao động giới hạn phạm vi, hoạt động từ 100 đến 0 theo mặc định. Chỉ số stochastic được tạo ra bởi hai đường gồm đường % K dao động chậm và đường trung bình động của cùng % K được gọi là % D. Làm chậm thường được áp dụng cho cài đặt mặc định của chỉ báo trong chu kỳ 3 ngày. Đây là cài đặt mặc định trên nền tảng giao dịch MetaTrader 5:

Nguồn: Admirals MetaTrader 5 - Cài đặt Stochastic Oscillator

Chỉ báo Stochastic cài đặt mặc định khi áp dụng cho biểu đồ giá:

Mô tả: MetaTrader 5 của Admirals – Biểu đồ GBPUSD H1. Phạm vi ngày: 10 tháng 6 năm 2020 - 9 tháng 7 năm 2020, dữ liệu được trích xuất vào ngày 25 tháng 8 năm 2020. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Biểu đồ cho các công cụ tài chính trong bài viết này chỉ dành cho mục đích minh họa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals (CFD, ETF, Shares). Hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu của hiệu suất trong tương lai.

Công thức tính Stochastic Oscillator

Cách tính chỉ số Stochastic Indicator:

  • %K = 100 [(C – L14) / (H14 – L14)]
  • C là giá đóng cửa hiện tại
  • L14 là mức giá thấp nhất của 14 phiên giao dịch trước đó
  • H14 là mức giá cao nhất của 14 phiên giao dịch trước đó
  • % K phản ánh tỷ giá thị trường gần nhất cho cặp tiền tệ
  • % D = Đường trung bình động 3 kỳ (SMA) của % K. Nó còn được gọi là đường “stochastic slow” do phản ứng chậm hơn với những thay đổi giá thị trường so với % K.

Khoảng thời gian được đề cập là khoảng thời gian tiêu chuẩn được sử dụng, tuy nhiên, sử dụng stochastic còn tùy thuộc vào các nhu cầu khác nhau của trader trong cài đặt chỉ báo.

Phân kỳ Stochastic Oscillator

Phân kỳ - Divergence là một dấu hiệu rất quan trọng. Trong trường hợp giá liên tục giảm và tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, trong khi đó Stochastic indicator lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Đây là tín hiệu cho thấy phân kỳ giá lên. Ngược lại phân kỳ giá xuống là hiện tượng giá liên tục tăng và tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, trong khi đó đường Stochastic lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. 

Phân kỳ hầu như sẽ luôn xảy ra ngay sau khi giá biến động mạnh lên cao hoặc xuống thấp. Nó là một dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều trong thị trường và thường được xác nhận bởi sự phá vỡ đường xu hướng. Ví dụ dưới đây là phân kỳ giá lên với hiện tượng phá vỡ đường xu hướng:

Mô tả: MetaTrader 5 của Admirals – Biểu đồ GBPUSD H1 Chart. Phạm vi ngày: 10 tháng 6 năm 2020 - 9 tháng 7 năm 2020, dữ liệu được trích xuất vào ngày 25 tháng 8 năm 2020. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Biểu đồ cho các công cụ tài chính trong bài viết này chỉ dành cho mục đích minh họa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals (CFD, ETF, Shares). Hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu của hiệu suất trong tương lai.

Ví dụ về phân kỳ giá xuống với sự phá vỡ đường xu hướng:

Mô tả: MetaTrader 5 của Admirals - Biểu đồ USDCHF H1. Phạm vi ngày: 24 tháng 4 năm 2020 - 23 tháng 5 năm 2020, dữ liệu được trích xuất vào ngày 25 tháng 8 năm 2020. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Biểu đồ cho các công cụ tài chính trong bài viết này chỉ dành cho mục đích minh họa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals (CFD, ETF, Shares). Hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu của hiệu suất trong tương lai.

Giao dịch trong ngày sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator với Admiral Keltner

Hệ thống giao dịch trong ngày sử dụng Stochastic Oscillator có các chỉ báo và cài đặt sau:

  1. Admiral Keltner
  2. Stochastic (15,3,3)
  3. Admiral Pivot (D1)

Cài đặt cho chỉ báo Admiral Keltner như hình bên dưới:

Mô tả: MetaTrader 5 của Admirals - Cài đặt chỉ báo Admiral Keltner

Hệ thống được giao dịch trên khung thời gian M5 phút, phù hợp để giao dịch các cặp ngoại hối chính (EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, USD/CHF, AUD/USD) và cũng bao gồm GBP/JPY, AUD/JPY, NZD/JPY và GBP/NZD. Lợi ích của Admiral Keltner là nó hiển thị phạm vi giá chính xác và được xác nhận bởi sự phá vỡ đường xu hướng của chỉ báo động lượng Stochastic.

Hệ thống dựa trên các vùng Stochastic OB/OS (quá mua/quá bán) và được giao dịch trên biểu đồ H1.

Quy tắc:

Giao dịch mua:

  • Đóng thanh nến bên dưới đường Keltner dưới cùng và đường tín hiệu trên Stoch vào vùng quá bán 20
  • Một thanh nến hướng lên với đường tín hiệu trên Stochastic nhưng vẫn bằng hoặc dưới 20
  • PSAR bên dưới thanh nến

Giao dịch bán:

  • Đóng thanh nến trên đường Keltner trên cùng và đường Stochastic vào vùng quá mua 80
  • Một thanh nền đi xuống với đường tín hiệu trên Stochastic nhưng vẫn bằng hoặc trên 80
  • PSAR bên dưới cây nến

Dừng lỗ (Stop-Loss):

  1. Đối với các giao dịch mua - 5 pips dưới mức hỗ trợ Admiral Pivot tiếp theo
  2. Đối với các giao dịch bán - 5 pips trên mức kháng cự Admiral Pivot tiếp theo

Mục tiêu:

  • Đối với các giao dịch mua, mục tiêu là pivot points (điểm xoay) gần xu hướng tăng
  • Đối với các giao dịch bán, mục tiêu là pivot point gần xu hướng giảm

Ý nghĩa của đường stochastic: là một chỉ báo động lượng hữu dụng giúp xác định mức thoái lui một cách hiệu quả. Biểu đồ Stochastic đang cho thấy thời điểm sẵn sàng mua/bán tuân thủ nguyên tắc cơ bản của giao dịch – mua vào khi giá giảm trong xu hướng tăng và bán ra khi giá tăng trong xu hướng giảm.

Mô tả: MetaTrader 5 của Admirals - Biểu đồ GBPUSD H1. Phạm vi ngày: 18 tháng 8 năm 2020 - 25 tháng 8 năm 2020, dữ liệu được trích xuất vào ngày 25 tháng 8 năm 2020. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Biểu đồ cho các công cụ tài chính trong bài viết này chỉ dành cho mục đích minh họa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals (CFD, ETF, Shares). Hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu của hiệu suất trong tương lai.

Chiến lược scalping sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator

Hệ thống scalping sử dụng các cài đặt chỉ báo Stochastic khác cho chiến lược giao dịch trong ngày. Mục đích sử dụng chỉ số stochastic oscillator là xác định momentum bounce, được phản ánh thông qua Admiral Pivot trên khung thời gian hàng giờ.

Các chỉ báo:

  • Stochastic (13,8,8) với các mức 80,50,20
  • Admiral Pivot (đặt trên H1)

Khung thời gian:

  • M5 cho các mục nhập lệnh và M30 cho hướng xu hướng

Cặp:

  • EUR/USD (tiêu điểm), GBP/USD, GBP/JPY, USD/JPY, AUD/USD, EUR/JPY, USD/CHF

Điểm vào lệnh mua:

  • Đường Stochastic trên khung thời gian M30 di chuyển trên 20 hoặc 50 - báo hiệu xu hướng tăng.
  • Di chuyển đến khung thời gian M5
  • Stochastic vượt qua 20 hoặc 50 từ dưới lên => đặt lệnh mua

Điểm vào lệnh bán:

  • Stoch trên khung thời gian M30 di chuyển dưới 80 hoặc 50 - báo hiệu xu hướng giảm.
  • Di chuyển đến khung thời gian M5
  • Stoch vượt qua 20 hoặc 50 từ trên xuống => đặt lệnh bán

Dừng lỗ:

  • 5 pips dưới nến M30 trước đó cho các lệnh mua.
  • 5 pips trên nến M30 trước đó cho các lệnh bán.

Mục tiêu:

  • Mục tiêu là các điểm Admiral Pivot được đặt trên biểu đồ H1. H1 pivots sẽ thay đổi mỗi giờ. Vì vậy, cần chú ý theo dõi biểu đồ thường xuyên.

Lời khuyên từ chuyên gia: Theo dõi đường màu xanh lam trên chỉ báo Stochastic trong hệ thống scalping.

Trong biểu đồ bên dưới, chỉ báo Stochastic Oscillator vừa vượt qua mức 80 từ trên xuống – thời điểm đặt lệnh bán:

Mô tả: MetaTrader 5 của Admirals - Biểu đồ EURUSD M30. Phạm vi ngày: 21 tháng 8 năm 2020 - 25 tháng 8 năm 2020, dữ liệu được trích xuất vào 25 tháng 8 năm 2020. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Biểu đồ cho các công cụ tài chính trong bài viết này chỉ dành cho mục đích minh họa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals (CFD, ETF, Shares). Hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu của hiệu suất trong tương lai.

Khi xu hướng được xác định trên biểu đồ M30, M5 chỉ số Stochastic báo hiệu ba lệnh bán.

Mô tả: MetaTrader 5 của Admirals - Biểu đồ EURUSD M5. Dữ liệu được trích xuất vào ngày 25 tháng 8 năm 2020. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Biểu đồ cho các công cụ tài chính trong bài viết này chỉ dành cho mục đích minh họa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals (CFD, ETF, Shares). Hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu của hiệu suất trong tương lai.

Trong biểu đồ M30 bên dưới, đường stochastic oscillator vừa vượt qua ngưỡng 50 dưới lên – thời điểm đặt lệnh mua:

Mô tả: MetaTrader 5 của Admirals – Biểu đồ AUDUSD M30. Phạm vi ngày: 21 tháng 8 năm 2020 - 25 tháng 8 năm 2020. Dữ liệu được trích xuất vào 25 tháng 8 năm 2020. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Biểu đồ cho các công cụ tài chính trong bài viết này chỉ dành cho mục đích minh họa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals (CFD, ETF, Shares). Hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu của hiệu suất trong tương lai.

Chúng ta chuyển sang khung thời gian M5 và đợi cho đến khi chỉ số Stochastic vượt qua vùng 20 hoặc 50 từ bên dưới. Các lệnh mua đánh dấu bên dưới sẽ được thực hiện ngay khi đường Stochastic xanh cắt 20 và 50.

Mô tả: MetaTrader 5 của Admirals – Biểu đồ AUDUSD M5. Dữ liệu được trích xuất vào ngày 25 tháng 8 năm 2020. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Biểu đồ cho các công cụ tài chính trong bài viết này chỉ dành cho mục đích minh họa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals (CFD, ETF, Shares). Hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu của hiệu suất trong tương lai.

Giải thích về các điểm giao cắt Stochastic Oscillator trong vùng quá mua/quá bán

Việc xác định các điều kiện quá mua/quá bán (OB/OS) và giao cắt hoàn toàn trái ngược với hệ thống scalping và giao dịch trong ngày chỉ dựa vào một đường Stochastic. Cụ thể, vùng trên 80 là vùng quá mua và vùng dưới 20 là vùng quá bán. Từ đó, tín hiệu giao nhau xảy ra khi cả hai đường Stochastic cắt nhau trong vùng quá mua hoặc quá bán.

Tín hiệu bán quá bán sảy ra khi chỉ số stochastic nằm trên 80 và đường nét liền màu xanh lam vượt qua đường nét đứt màu đỏ, trong khi vẫn trên 80. Ngược lại, tín hiệu mua quá mua sảy ra khi chỉ báo stochastic nằm dưới 20 và đường nét liền màu xanh cắt ngang đường nét đứt màu đỏ, trong khi vẫn dưới 20.

80 và 20 là hai mức phổ biến nhất, tuy nhiên vẫn có thể điều chỉnh thông số để phù hợp với yêu cầu của trader. Đối với tín hiệu OB/OS, cài đặt chỉ số Stochastic 14,3,3 là phù hợp.

Khung thời gian càng cao thì càng đem lại hiệu quả, nhưng thông thường, biểu đồ 4h hoặc hằng ngày là tối ưu cho các nhà giao dịch trong ngày và các nhà giao dịch theo xu hướng.

Lợi thế khi xác định giao cắt quá mua/quá bán là các nhà giao dịch có thể tham gia giao dịch sớm và đặt lệnh từ điểm đầu tiên. Tuy nhiên, hạn chế của cách phương pháp stochastic này là giá có thể duy trì trong vùng OB/OS trong một thời gian dài, khiến việc giao cắt trở nên vô ích cho đến khi chỉ báo Stochastic thực sự phá vỡ mức 80 hoặc 20.

Mô tả: MetaTrader 5 của Admirals - Biểu đồ hàng ngày của USDJPY. Phạm vi ngày: 3 tháng 3 năm 2020 - ngày 25 tháng 8 năm 2020. Dữ liệu được trích xuất vào 25 tháng 8 năm 2020. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Biểu đồ cho các công cụ tài chính trong bài viết này chỉ dành cho mục đích minh họa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals (CFD, ETF, Shares). Hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu của hiệu suất trong tương lai.

Giao dịch Swing với Admiral Pivot

Chiến lược này sử dụng các chỉ số sau trên biểu đồ:

  1. SMA (150)
  2. Admiral Pivot
  3. Stochastic (6,3,3) với các mức 80 và 20
  4. RSI (3) với mức 70 và 30

Đây là chiến lược giao dịch lướt sóng (swing trading), phù hợp với những trader bán thời gian và không thích ngồi theo dõi biểu đồ suốt một ngày. Nó được giao dịch trên khung thời gian hàng ngày.

Mua:

  • Giá trên đường 150 SMA
  • RSI dưới 30 hoặc cắt 30 từ dưới lên
  • Stoch cắt vùng 20 từ bên dưới
  • Nhập một vị thế mua

Bán:

  • Giá dưới 150 SMA
  • RSI trên 70 hoặc cắt 70 từ trên xuống
  • Đường Stochastic cắt 80 từ trên xuống
  • Nhập một vị thế bán

Lời khuyên từ chuyên gia: Đường giá cần phải di chuyển đến gần với đường SMA trước khi đặt lệnh.

Mục tiêu là theo dõi các điểm xoay (pivot point) hàng ngày thông qua chỉ báo Admiral Pivot. Ngoài ra, trader cũng có thể chọn sử dụng một điểm dừng (trailing stop). Đối với xu hướng tăng, điểm dừng sẽ được kích hoạt khi chỉ số Stochastic đạt đến 80. Ngược lại, đối với xu hướng giảm, điểm dừng được kích hoạt khi Stochastic đạt đến 20.

Với người mới bắt đầu, trader có thể di chuyển các điểm dừng theo cách sau:

  • Đối với xu hướng tăng, điểm dừng được đặt dưới mức giá thấp nhất của thanh nến trước đó và được di chuyển cùng với mỗi thanh giá mới
  • Đối với xu hướng giảm, trailing stop được đặt trên mức giá cao nhất của thanh nến trước đó và được di chuyển cùng với mỗi thanh giá mới

Ngoài ra, một số nhà giao dịch có thể di chuyển các điểm dừng:

  • Trong trường hợp trader ở vị thế mua và ngưỡng kháng cự Pivot Admiral hàng tháng bị phá vỡ, mức cắt lỗ có thể được di chuyển xuống dưới mức kháng cự một vài pips nhằm đảm bảo lợi nhuận
  • Nếu trader ở vị thế bán và mức hỗ trợ Pivot Admiral hàng tháng bị phá vỡ, mức cắt lỗ có thể được di chuyển lên trên mức hỗ trợ một vài pips để đảm bảo lợi nhuận

Stop-loss được đặt ngay trên đỉnh swing gần nhất (đối với các lệnh bán) và dưới đáy swing gần nhất (đối với các lệnh mua).

Ví dụ về Lệnh bán (sell entry):

Mô tả: MetaTrader 5 của Admirals – Biểu đồ hằng ngày USDCHF. Phạm vi ngày: 30 tháng 8 năm 2019 - 25 tháng 8 năm 2020. Dữ liệu được trích xuất vào ngày 25 tháng 8 năm 2020. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Biểu đồ cho các công cụ tài chính trong bài viết này chỉ dành cho mục đích minh họa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals (CFD, ETF, Shares). Hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu của hiệu suất trong tương lai.

Ví dụ về lệnh mua:

Mô tả: MetaTrader 5 của Admirals - Biểu đồ hàng ngày EURUSD. Phạm vi ngày: 30 tháng 8 năm 2020 - 25 tháng 8 năm 2020. Dữ liệu được trích xuất vào ngày 25 tháng 8 năm 2020. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Biểu đồ cho các công cụ tài chính trong bài viết này chỉ dành cho mục đích minh họa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals (CFD, ETF, Shares). Hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu của hiệu suất trong tương lai.

Kết luận

Cách sử dụng Stochastic Oscillator trong giao dịch ngoại hối thường là sự kết hợp với các chỉ báo khác như RSI, MACD, CCI và thậm chí cả chỉ báo ADX. Chiến lược giao dịch mà chúng tôi đã sử dụng ở trên cũng là một trong số các cách độc đáo để xem xét thị trường.

Stochastic Oscillator hoạt động tốt nhất khi sử dụng chỉ báo MetaTrader tiêu chuẩn cả nền tảng MT4 và MT5. Một số chỉ báo Stochastic tùy chỉnh có thể gây ra sự chậm trễ và thậm chí có thể sử dụng các công thức tính Stochastic khác nhau. Vì vậy, trước tiên bạn cần mở một tài khoản giao dịch demo và thực hành cách sử dụng chỉ số stochastic và phân tích kỹ thuật stochastic trước khi giao dịch trên tài khoản giao dịch thực.

Giao dịch không rủi ro với tài khoản Demo

Admirals mang đến tài khoản Demo hoàn toàn MIỄN PHÍ, phù hợp với cả trader chuyên nghiệp và người mới bắt đầu. Thay vì đầu tư trực tiếp vào thị trường thực và đặt nguồn vốn của bạn vào tình trạng rủi ro, tại sao không thử ngay khoản Demo mà chúng tôi cung cấp trước để kiểm soát trải nghiệm giao dịch và tự tin hơn khi giao dịch thực tế, nhấp vào biểu ngữ bên dưới để mở tài khoản demo MIỄN PHÍ của bạn ngay hôm nay!

Bài viết khác

Về Admirals

Admirals là một sàn giao dịch Forex và CFD uy tín với nhiều giải thưởng danh giá, cung cấp giao dịch trên hơn 8.000 công cụ tài chính thông qua các nền tảng giao dịch biến nhất thế giới: MetaTrader 4 và MetaTrader 5. Hãy bắt đầu giao dịch ngay hôm nay!

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Xin lưu ý rằng phân tích giao dịch như vậy không phải là một chỉ báo đáng tin cậy cho bất kỳ hoạt động hiện tại hoặc tương lai nào, vì hoàn cảnh có thể thay đổi theo thời gian. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.

TOP ARTICLES
MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng MACD indicator MT4
Bài viết này sẽ giải thích về chỉ báo MACD là gì và nó sẽ khám phá các tính năng khác nhau của chỉ báo MACD, cách bắt đầu với chỉ báo MACD, cài đặt chỉ báo MACD tốt nhất cho giao dịch trong ngày với chỉ báo MACD, MACD breakout, MACD và nhiều hơn nữa!MACD là một chỉ báo cho phép tính linh hoạt rất lớ...
ADX Là Gì? Sử Dụng Chỉ Báo ADX Trong MT4
Trong bài viết này, hãy cùng Admirals tìm hiểu thêm về chỉ báo ADX là gì, cách tính chỉ báo ADX của thị trường Forex và Forex ADX indicator nâng cao dành cho MetaTrader 4 (MT4). Từ đó đem đến cho trader cái nhìn toàn diện nhất về loại chỉ báo này đồng thời đo lường được sức mạnh xu hướng mà nó đem l...
Nến Heiken Ashi Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Nến Heikin Ashi Indicator
Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nến Heiken Ashi là gì, cách sử dụng nến Heiken Ashi trên nền tảng MetaTrader 4, cách giao dịch với nến Heiken Ashi, cách xác định xu hướng thị trường với mô hình nến Heiken Ashi cùng nhiều tính năng khác! Nến Heiken Ashi Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụn...
Xem Tất Cả