Inside Bar Là Gì? | Hướng Dẫn Sử Dụng Chiến Lược Giao Dịch Inside Bar Forex Hiệu Quả Nhất

Admirals
8 Phút đọc tối thiểu

Nằm trong bộ ba quyền năng, Insider Bar được xem là mẫu mô hình nến được các trader theo “trường phái” Price Action (Hành động giá) nhắc đến nhiều nhất. Các thanh nến Insider bar không chỉ là một chiến lược ngoại hối đem lại cơ hội giao dịch cao, mà chúng còn mang đến tỷ lệ rủi ro/sinh lợi lý tưởng khi yêu cầu mức Stop Loss (Cắt lỗ) thấp hơn rất nhiều so với các thiết lập khác. Thậm chí còn có người cho rằng, nếu sử dụng chuyên sâu mô hình này, trader có thể thoải mái “hái ra tiền” mà không còn cần đến bất cứ indicator hay EA nào khác.

Vậy Inside Bar là gì? Cách sử dụng mô hình nến Inside Bar như thế nào đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây chúng tôi hiểu rõ hơn về mô hình Inside Bar này nhé!

Nến Inside Bar là gì?

Inside bar là một nhóm các thanh nến nằm “lọt thỏm” trong một thanh nến khác, thường được gọi là “mother bar”. Về cơ bản, các thanh nến này phải có đáy cao hơn và đỉnh thấp hơn so với nến trước đó (Mother bar).

Nếu mẫu nến này xuất hiện tại các khung thời gian nhỏ, chẳng hạn biểu đồ một giờ, thì biểu đồ hàng ngày Insider bar Forex sẽ hình thành mô hình tam giác.

Trader cần lưu ý rằng thiết lập của Inside bar rất giống với đặc điểm của tín hiệu đột phá tiềm năng (potential breakout signal). Vì vậy, các nhà giao dịch chuyên nghiệp khuyến nghị chỉ nên nhập một Inside bar tại điểm phá vỡ đỉnh hoặc đáy của thanh trước đó. Ví dụ: nếu là người mua, bạn nên đặt lệnh mua trên đỉnh của Mother bar. Ngược lại, nếu là người bán, bạn nên đặt lệnh bán bên dưới đáy của Mother bar.

Trên thực tế, mẫu mô hình Inside bar không nhất thiết chỉ gồm 2 nến (Mother bar và Inside bar), mà có thể lên đến 3, 4 nến (Inside bar đa nến). Tuy nhiên, các biến thể mở rộng này phải đáp ứng điều kiện cây nến sau nằm “trọn vẹn” trong cây nến trước đó (Mother bar).

Ý nghĩa của Inside Bar là gì?

Các thanh nến Inside bar thể hiện giao dịch đi theo hướng thận trọng, hay còn gọi là sự thiếu quyết đoán của các trader. Do đó, sự xuất hiện xuất hiện Inside Bar đồng nghĩa với thị trường đang trong giai đoạn tích lũy, là tiềm năng của một “cú nổ cực lớn” theo một trong hai hướng giá phá vỡ hoặc tiếp tục.

Ngoài ra, chúng còn xuất hiện tại các điểm đảo chiều trên thị trường, cũng như tại các điểm quyết định như các mức hỗ trợ hoặc kháng cự chính.

Inside bar indicator thường cung cấp cho các nhà giao dịch một vị trí có rủi ro thấp để tham gia giao dịch hoặc một điểm thoát lệnh thích hợp. Khi nói đến tín hiệu đảo chiều và tín hiệu tiếp tục, mô hình Inside Bar sẽ có 2 cách giao dịch phù hợp các trader khác nhau. Cụ thể:

  • Inside bar được giao dịch theo hướng tiếp diễn: phù hợp cho các trader mới bắt đầu.
  • Inside bar được giao dịch theo hướng đảo chiều: phù hợp với các trader dày dạn kinh nghiệm.

Phương pháp Giao dịch với Inside Bar là gì?

Về mặt kỹ thuật, có hai cách giao dịch thiết lập indicator Inside bar là tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp tục. Các tín hiệu tiếp tục thường trùng với xu hướng giá đang chạy trước đó. Các thiết lập Inside bar như vậy hầu hết đều dẫn đến các đột phá phù hợp với xu hướng hiện tại, cũng như động lượng trong ngắn hạn.

Về cơ bản, có hai mức cắt lỗ (stop loss) khác nhau cho các thiết lập chiến lược Inside bar candle và trader cần thận trọng trước khi đưa ra mức tốt nhất cho mỗi vị trí trong danh sách các thanh nến Inside bar mà bạn đang giao dịch.

  • Mức stop-loss phố biến nhất là phía trên hoặc dưới đỉnh/đáy của thanh Mother bar (tùy thuộc vào giao dịch mua hoặc bán). Thông thường, trader đặt mức cắt lỗ trong khoảng 1 pip cao hơn hoặc thấp hơn đỉnh hoặc đáy của Mother bar.
  • Ngoài ra, trong trường hợp Mother bar lớn hơn Inside bar rất nhiều, trader thường đặt mức stop loss ở khoảng gần 50% của Mother bar.

Đây là phương pháp hiệu quả duy nhất để nhận được tỷ lệ rủi ro/sinh lợi thỏa đáng trên các thiết lập giao dịch Inside bar forex này. Các trader chuyên nghiệp khuyên bạn nên sử dụng các thanh nến Inside bar nhỏ hơn và không có thanh Mother bar quá lớn vì điều này thể hiện thanh giá bị nén quá mức sẽ dẫn đến khả năng phá vỡ cao.

Tín hiệu tiếp tục

Thời điểm hợp lý nhất để sử dụng thanh Inside bar candle là khi một xu hướng mạnh đang diễn ra hoặc khi thị trường Forex đang di chuyển theo một hướng nhất định và sau đó tạm dừng trong một khoảng thời gian ngắn. Indicator Inside bar có thể được áp dụng khi giao dịch theo xu hướng liên tục trên biểu đồ 4 giờ hoặc thậm chí là biểu đồ hàng ngày, mặc dù giao dịch Inside bar forex trên biểu đồ hàng ngày được ưu tiên hơn, đặc biệt là với các trader mới.

Nếu là một nhà giao dịch mới, hãy thực hành thiết lập này cho đến khi thuần thục và thành công trong khung thời gian đã lựa chọn. 

Tín hiệu đảo chiều

Đôi khi trader cũng có thể sử dụng mô hình nến Inside bar như tín hiệu đảo chiều của các mức giá trên biểu đồ chính. Tuy nhiên, các nhà giao dịch chuyên nghiệp khuyến nghị chỉ nên giao dịch mô hình inside bar này khi đã hiểu rõ mối tương quan của insider bar candle với xu hướng của thị trường trên biểu đồ hằng ngày.

Khung thời gian tốt nhất để giao dịch với Inside Bar là gì?

Thời điểm tốt nhất để giao dịch chiến lược inside bar Forex là trên khung thời gian biểu đồ hàng ngày. Bởi vì vào các khung thời gian ngắn hơn biểu đồ hàng ngày, các thanh nến Inside bar sẽ không phản ánh đúng giá trị giao dịch. Ví dụ: đối với chuỗi thanh Inside bar trong biểu đồ 4 giờ hoặc 1 giờ trước khi giá phá vỡ, nhà giao dịch có thể nhận tín hiệu sai do tất cả số lượng ngắt sai có thể xảy ra trên các khung thời gian biểu đồ đó.

Nhiều nhà giao dịch lãng phí thời gian của họ khi giao dịch Inside bar indicator trên biểu đồ khung thời gian ngắn hơn. Biểu đồ hàng ngày được xem là tốt nhất cho các mô hình nến Insider bar. Đôi khi biểu đồ hàng tuần cũng có thể mang lại một số thiết lập Inside bar rất có lợi.

Hơn nữa, các Inside bar candle có thể được áp dụng trong khi giao dịch một xu hướng cụ thể trên biểu đồ 240 phút hoặc biểu đồ Forex hàng ngày. Trader nên bám sát các biểu đồ hàng ngày cho đến khi hiểu rõ và thành thạo với việc thiết lập biểu đồ Inside bar vào khung thời gian đó.

Để hiểu hơn về cách thiết lập giao dịch Inside Bar, hãy tham khảo video hướng dẫn bên dưới

Phần kết luận

Chiến lược Inside bar Forex là một chiến lược hữu ích dành cho các nhà giao dịch ngoại hối. Có nhiều phương pháp sử dụng indicator Inside bar đem lại hiệu quả, tuy nhiên, tùy thuộc vào tính cách, chiến lược của từng trader cụ thể mà các nhà giao dịch có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau. Nếu là người mới bắt đầu, bạn nên bám sát và theo dõi biểu đồ và chỉ tiến hành sau khi có hiểu rõ về hệ thống và thị trường ngoại hối.

Giao dịch với Admirals

Admirals cung cấp khả năng giao dịch với Forex và CFD trên hơn 80 loại tiền tệ, với cập nhật thị trường mới nhất và phân tích kỹ thuật được cung cấp MIỄN PHÍ! Nhấp vào biểu ngữ bên dưới để mở tài khoản trực tiếp của bạn ngay hôm nay!

Giao dịch Forex & CFD

Truy cập hơn 40 công cụ CFD trên các cặp tiền tệ, 24/5

Bài viết khác

Về Admirals

Admirals là một sàn giao dịch Forex và CFD uy tín với nhiều giải thưởng danh giá, cung cấp giao dịch trên hơn 8.000 công cụ tài chính thông qua các nền tảng giao dịch biến nhất thế giới: MetaTrader 4 và MetaTrader 5. Hãy bắt đầu giao dịch ngay hôm nay!

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Xin lưu ý rằng phân tích giao dịch như vậy không phải là một chỉ báo đáng tin cậy cho bất kỳ hoạt động hiện tại hoặc tương lai nào, vì hoàn cảnh có thể thay đổi theo thời gian. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.

TOP ARTICLES
Chiến lược đầu tư chứng khoán tốt nhất 2024
Liệu trader có biết chiến lược đầu tư chứng khoán hiệu quả không chỉ điều hướng thị trường mà còn cải thiện đáng kể cách chơi chứng khoán, hiệu suất giao dịch cũng như khả năng đưa ra quyết định?Nhưng điều gì tạo nên một chiến lược đầu tư chứng khoán hiệu quả? Quan trọng hơn, làm thế nào để cập nhật...
Các Mô Hình Harmonic Theo Góc Nhìn Của Scott M. Carney
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các nhà giao dịch lời giải thích chi tiết harmonic là gì, cách sử dụng mô hình harmonic (mô hình hài hòa) trong thị trường tiền tệ, khám phá harmonic trading, cách vẽ mô hình harmonic, … dựa trên những quan điểm của Scott M.Carney.Mô tả: MetaTrader 4 Sup...
Đường hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định hỗ trợ kháng cự
Đường hỗ trợ và kháng cự là 2 công cụ phân tích quan trọng trong giao dịch Forex, CFD và nhiều thị trường tài chính khác. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu support &resistance - mức kháng cự hỗ trợ là gì, các mức kháng cự hỗ trợ của dãy Fibonacci, sóng Wolfe và nhiều chỉ báo...
Xem Tất Cả