Lãi Suất Fed Là Gì? FED Tăng Lãi Suất Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Đầu Tư 2023

Jitanchandra Solanki
18 Phút đọc tối thiểu

Bạn có biết việc FED công bố lãi suất được coi là sự kiện đáng theo dõi và giao dịch nhiều nhất với các trader và nhà đầu tư trên toàn thế giới hay chưa? Quyết định lãi suất của FED (FEDeral Reserve) không chỉ tác động đến nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu

Do đó, việc FED công bố lãi suất có tác động rất lớn và gần như là ngay lập tức lên các thị trường tài chính bao gồm tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu và thậm chí cả hàng hóa.

Vậy tổ chức FED là gì mà quyết định lãi suất FED lại quan trọng đến vậy? FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến thị trường tài chính? Và Làm thế nào để trader có thể tận dụng các giao dịch từ quyết định lãi suất FED interest rate và bất kỳ biến động tiềm ẩn nào từ nó? Hãy cùng Admirals tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

FED là gì? Tổ chức FED là gì?

FED là viết tắt của cụm từ FEDeral Reserve System, nghĩa là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ trong tiếng Việt. FED được thành lập ngày 23/12/1913 với mục tiêu phát triển và duy trì một hệ thống tài chính an toàn, linh hoạt và ổn định. Các ngân hàng vay lẫn nhau những khoản tiền này để đáp ứng và duy trì các yêu cầu dự trữ nghiêm ngặt.

FED cũng được Cục Dự trữ Liên bang sử dụng như một công cụ để quản lý nguồn cung tiền của đất nước nhằm đạt được một nền kinh tế lành mạnh, đồng thời đóng vai trò thiết lập mức tiêu chuẩn cho lãi suất tiết kiệm, cho vay, thẻ tín dụng, v.v. Khi FED công bố lãi suất có thể gây ra biến động đáng kể trên thị trường tài chính, đặc biệt là đồng đô la Mỹ, như chúng tôi sẽ thảo luận chi tiết hơn ở phần sau của bài viết này.

Giao dịch với tài khoản demo không rủi ro

Luyện tập giao dịch với quỹ tiền ảo

Lãi suất FED là gì? Cách FED Fund Rate được quyết định?

Lãi suất quỹ liên bang (FEDeral Funds rate) là mức lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay trong khoảng thời gian một ngày (các khoản vay qua đêm) để có được số tiền bằng đúng yêu cầu dự trữ bắt buộc của FED.

Tuy nhiên, FED fund rate cũng là một công cụ mà FED sử dụng để kiểm soát tăng trưởng kinh tế Mỹ và là chuẩn mực cho lãi suất thẻ tín dụng, thế chấp, vay ngân hàng và nhiều thứ khác. Đây là mức lãi suất nền tảng và bất kỳ thay đổi nào trong FED rate đều gây ra biến động đáng kể trên thị trường tài chính, đặc biệt là đồng đô la Mỹ.

Làm thế nào để giao dịch FEDeral funds rate – Mức lãi xuất FED được xác định như thế nào và khi nào được công bố?

Cục Dự trữ Liên bang (FED) có nhiệm vụ tiến hành các chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô "tăng trưởng việc làm và ổn định giá cả." Để thực hiện điều này, FED đã thành lập cơ quan hoạch định chính sách mang tên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) bao gồm 12 thành viên; trong đó, bảy thành viên của Hội đồng Thống đốc và 5 trong số 12 Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ.

FOMC tổ chức tám hội nghị hằng năm và một số cuộc họp đột xuất nhằm xem xét các diễn biến kinh tế và tài chính. Trong các hội nghị này, FOMC sẽ quyết định đưa ra mức lãi suất FED, còn được gọi là FED fund rate hay FED interest rates. Quyết định điều chỉnh lãi suất hoặc giữ nguyên lãi suất đều nhằm đáp ứng với những thay đổi trong triển vọng kinh tế.

Trước khi đi sâu tìm hiểu FEDeral funds rate là gì? Các yếu tố nào khiến FED thay đổi lãi suất và cách giao dịch quyết định đó, chúng ta cần nắm rõ lý do và địa điểm đưa ra quyết định của FOMC. Lịch Forex của Admirals (tab Analytics trên trang chủ Admirals) được sử dụng như một công cụ theo dõi lãi suất FED hiệu quả. 

Tại đây, người dùng có thể sử dụng nút bộ lọc (filter) để theo dõi các sự kiện kinh tế của một quốc gia cụ thể, cũng như lọc theo tác động (impact). Để xem thời gian đưa ra quyết định us FED funds rate (FED rate), chọn Hoa Kỳ (United States) và ảnh hưởng lớn (high impact) được biểu thị bằng ba chấm đỏ. Theo đó, người dùng có thể xem tất cả các thông tin có tác động lớn đến Mỹ:

Trong ví dụ trên, FED đưa ra quyết định vào thứ Tư, ngày 29 tháng 1 năm 2020, lúc 19:00 GMT. Lịch cũng cung cấp một số thông tin cụ thể như lãi suất trước đó (1,75%). Gần thời điểm phát hành, lịch sẽ cập nhật các dự báo về thị trường theo suy đoán của các chuyên gia kinh tế và giúp trader giám sát lãi suất FED hiệu quả hơn. Lưu ý, tại thời điểm phát hành, con số “thực tế” mới được cập nhật.

  • Nếu số liệu thực tế cao hơn số liệu trước đó hoặc dự báo → FED tăng lãi xuất (FED raises interest rates). Kéo theo đó là sự tăng giá của đồng đô la - tùy thuộc vào dự đoán của thị trường.
  • Nếu số liệu thực tế thấp hơn số liệu trước đó hoặc dự báo → FED hạ lãi suất (giảm FED rate). Trong trường hợp này, đồng đô la Mỹ sẽ giảm giá trị - tùy thuộc vào dự đoán của thị trường.

Ở giai đoạn này, thị trường biến động dựa trên dự đoán hoặc kỳ vọng về một kết quả cụ thể. Các tổ chức lớn sẽ bắt đầu điều chỉnh vị thế và danh mục đầu tư của mình nếu có khả năng kết quả này cao hơn kết quả khác. Bất kỳ động thái nào tại thời điểm công bố số liệu thực tế đều phản ánh phản ứng của thị trường.

Sau khi nắm rõ khái niệm FEDeral funds là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem điều gì ảnh hưởng đến quyết định của FOMC liên quan đến FED interest rate.

Tài Khoản Demo Không Rủi Ro

Đăng ký tài khoản demo online miễn phí và làm chủ chiến lược giao dịch

Làm thế nào để giao dịch lãi suất FED - Nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong FEDeral funds rate?

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Cục Dự trữ Liên bang là giữ cho lạm phát ổn định ở mức 2% vì lạm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, lạm phát là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến cân nhắc thay đổi FED interest rate của FOMC. Phân tích dưới đây sẽ giúp trả lời câu hỏi tại sao FED tăng lãi suất.

🔼 Nếu lạm phát quá cao, FED có thể tìm cách tăng lãi suất huy động vốn. Điều này làm giảm lượng tiền mà các ngân hàng phải cho vay, làm chậm nhu cầu vay và nhu cầu của người tiêu dùng. Nó còn làm cho nợ tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn buộc mọi người phải chi tiêu ít hơn, do đó làm giảm nhu cầu và đưa giá hàng hóa/dịch vụ xuống thấp hơn.

🔽 Ngược lại, lạm phát giảm là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng hạn chế chi tiêu → dấu hiệu suy thoái kinh tế. Trong trường hợp này, nhiều khả năng FED hạ giảm lãi suất để kích thích các hoạt động kinh tế. Lãi suất thấp hơn đồng nghĩa với việc khoản vay sẽ rẻ hơn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp, từ đó có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế trở lại.

Chúng ta có thể nhận thấy mối tương quan này khi xem lịch sử lãi suất của FED (FED rate history)

Làm thế nào để giao dịch lãi suất FED – Bài học rút ra gì từ lịch sử lãi suất của FED (FED rate history)

Biểu đồ lãi suất FED dưới đây theo dõi lãi suất FED cho thấy mối tương quan từ năm 2002 - 2019 giữa FED funds rate (đường màu xanh) và chỉ số lạm phát Kho bạc trong 10 năm (đường màu đỏ). Dù không phải là thước đo chính xác hoàn toàn, nhưng số liệu trên FED funds rate chart cũng làm nổi bật mối liên hệ giữa lạm phát và chính sách lãi suất.

Nguồn: Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, truy cập vào ngày 9 tháng 1 năm 2019. Lưu ý: Hiệu suất trong quá khứ không phải là một chỉ báo đáng tin cậy về kết quả tương lai hoặc hiệu suất trong tương lai.

Lịch sử lãi suất của FED và mối tương quan của nó với lạm phát trong FED funds rate chart cho thấy sự sụt giảm mạnh mẽ của lãi suất từ 5% năm 2007 xuống gần 0% năm 2009. Điều này là do phản ứng của thị trường với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi hoạt động kinh tế và chi tiêu tiêu dùng ở mức cực kỳ thấp.

Từ năm 2016, cả lạm phát và lãi suất đều đã có những “chuyển biến” tích cực hơn, khiến thị trường tài chính một lần nữa lại trở thành “mảnh đất màu mỡ”cho các nhà đầu tư trong những năm tới. Trên thực tế, từ năm 2016 đến năm 2019, đã có nhiều đợt tăng lãi suất của FED (FED interest rate increase) (đường màu xanh tăng), trước khi FED hạ lãi suất một vài lần vào năm 2019 (đường màu xanh giảm), quan sát biểu đồ bên dưới:

Nguồn: Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, truy cập vào ngày 9 tháng 1 năm 2019. Lưu ý: Hiệu suất trong quá khứ không phải là một chỉ báo đáng tin cậy về kết quả tương lai hoặc hiệu suất trong tương lai.

Sau khi đã nắm được khái niệm lãi suất FED là gì, FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến thị trường, … Câu hỏi đặt là ra làm thế nào trader áp dụng chúng vào giao dịch thực tế? Các nhà giao dịch có thể tải xuống nền tảng MetaTrader do Admirals cung cấp miễn phí để theo dõi biểu đồ trực tiếp và hành động giá của thị trường, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp với tình hình thị trường.

Nhấp vào biểu ngữ bên dưới để bắt đầu tải xuống MIỄN PHÍ

Nền Tảng Đa Tài Sản Hàng Đầu Thế Giới


Làm thế nào để giao dịch FEDeral funds rate - Quyết định lãi suất có tác động gì đến thị trường?

Lãi suất có khả năng quyết định dòng vốn ra vào của một quốc gia. Về lý thuyết, nếu một quốc gia cắt giảm lãi suất thì đồng tiền của quốc gia đó có xu hướng mất giá trị so với các quốc gia khác. Điều này là do lãi suất thấp hơn đồng nghĩa với tỷ suất sinh lợi thấp hơn trên các công cụ tài chính như trái phiếu chính phủ. Ngược lại, khi tăng lãi suất, các nhà quản lý quỹ, nhà đầu tư và quản lý danh mục đầu tư hưu trí sẽ chuyển nguồn vốn của họ đến quốc gia đó để hưởng lợi từ tỷ suất sinh lợi cao hơn.

Nếu có quyền lựa chọn nhận lãi suất tiết kiệm cao hơn hay thấp hơn, bạn sẽ chuyển nguồn vốn của mình đi đâu? Đó cũng chính là câu trả lời của các tổ chức tài chính toàn cầu! Tuy nhiên, thị trường di chuyển dựa trên dự đoán hoặc kỳ vọng. Nếu các nhà đầu tư cảm thấy một quốc gia có khả năng tăng hoặc cắt giảm lãi suất trong tương lai, họ sẽ bắt đầu chuyển vốn trước khi có thông báo. Đây là lý do tại sao việc theo dõi tin tức và lịch kinh tế có thể mang lại lợi ích lâu dài.

Đối với các quyết định lãi suất của FED và tác động của nó đối với đồng đô la Mỹ: nếu kinh tế Mỹ tăng trưởng kém, dẫn đến nền kinh tế toàn cầu hoạt động không hiệu quả. Do đó, nếu FED cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế, các nhà đầu tư có thể giữ vốn bằng đô la vì đây là đồng tiền dự trữ của thế giới và được coi là một trong những đồng tiền toàn cầu an toàn và ổn định nhất.

Vậy cách tốt nhất để giao dịch với FED interest rate là gì?

Làm thế nào để giao dịch các quyết định lãi suất FED

Khi giao dịch khả năng tăng lãi suất của FED (FED raises interest rate), hoặc cắt giảm lãi suất của FED (FED cuts interest rate), trader có thể tận dụng khả năng biến động thông qua kênh tin tức. Nhìn chung, thị trường thường có xu hướng biến động mạnh khi lãi suất chính thức được công bố. Vì vậy, chìa khóa của một giao dịch thành công là chính sự chuẩn bị trước.

Chúng ta hãy xem xét phản ứng của thị trường thông qua một ví dụ (Dù hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo cho hiệu suất trong tương lai, nó vẫn có thể là tiền đề để các trader dự đoán xu hướng tương lai):

Vào ngày 30 tháng 10 năm 2019, FOMC đã thông báo về việc FED hạ lãi suất từ 2% xuống 1,75%. Thông báo công bố thông qua họp báo của FOMC, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang đã giải thích lý do đằng sau quyết định này. Chúng ta hãy xem xét hành động giá của đô la Mỹ trước, trong và sau khi phát hành tin tức.

Nếu chưa tải xuống nền tảng MetaTrader MIỄN PHÍ do Admirals cung cấp, bạn có thể click vào đây bắt đầu tải xuống.

Làm thế nào để giao dịch các quyết định FEDeral funds rate thông qua chỉ số đô la Mỹ

Chỉ số đô la Mỹ đo lường hiệu suất của đô la Mỹ so với rổ ngoại tệ (hiển thị đầy đủ trên nền tảng giao dịch MetaTrader Admirals). Biểu đồ giá dưới đây cho thấy giá lịch sử của chỉ số đô la Mỹ từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 1 năm 2020.

Nguồn: Admirals MetaTrader 5, USDX, Hàng tháng - Phạm vi dữ liệu: từ ngày 1 tháng 7 năm 2008 đến ngày 12 tháng 1 năm 2020, dữ liệu được trích xuất vào ngày 12 tháng 1 năm 2020 lúc 8:45 sáng GMT. - Lưu ý: Hiệu suất trong quá khứ không phải là một chỉ số đáng tin cậy về kết quả trong tương lai.

Người dùng có thể xem biểu đồ của chỉ số đô la Mỹ trong nền tảng MetaTrader thông qua các bước sau:

  1. Mở MetaTrader
  2. Mở cửa sổ Market Watch bằng cách chọn View từ các tab phía trên hoặc bằng cách nhấn Ctrl + M trên bàn phím.
  3. Nhấp chuột phải vào cửa sổ Market Watch và chọn Symbols.
  4. Chọn Symbol mong muốn, trường hợp này là chỉ số đô la Mỹ, như hiển thị bên dưới:

  1. Sau khi click OK, thông số này sẽ được thêm thị trường vào cửa sổ Market Watch.
  2. Từ cửa sổ Market Watch, người dùng có thể chọn CFD (Hợp đồng Chênh lệch) của chỉ số đô la Mỹ trong tương lai và kéo nó lên biểu đồ.

Bạn có biết - bạn có thể giao dịch bất kỳ thị trường nào trong nền tảng này hoàn toàn không có rủi ro thông qua tài khoản giao dịch demo MIỄN PHÍ của chúng tôi không?

Nhấp vào biểu ngữ bên dưới để mở tài khoản giao dịch demo ngay hôm nay:

Giao dịch với tài khoản demo không rủi ro

Luyện tập giao dịch với quỹ tiền ảo

Thông qua FED funds rate chart, hãy cùng xem xét hành động giá của chỉ số đô la vào ngày 30 tháng 10 năm 2019 (ngày FOMC cắt giảm lãi suất).

Nguồn: Admirals MetaTrader 5, USDX, H1 - Phạm vi dữ liệu: từ ngày 24 tháng 10 năm 2019 đến ngày 1 tháng 11 năm 2019, dữ liệu được trích xuất vào ngày 12 tháng 1 năm 2020 lúc 8:55 sáng GMT. - Lưu ý: Hiệu suất trong quá khứ không phải là một chỉ báo đáng tin cậy về kết quả trong tương lai.

Hộp màu vàng trên FED funds rate chart thể hiện hành động giá của chỉ số đô la Mỹ tại thời điểm FOMC thông báo cắt giảm lãi suất với kích thước của nến lớn hơn nhiều so với các thanh nến còn lại. Sự gia tăng biến động này còn được thể hiện thông qua đường Trung bình True Range (ATR) màu xanh lá ở cuối biểu đồ (ATR là một thước đo đánh giá sự biến động).

Trước khi FOMC FED hạ lãi suất, ATR tương đối ổn định. Vì vậy, làm thế nào các nhà giao dịch có thể cố gắng tận dụng điều này? Dưới đây là một số lựa chọn hành động giá:

  1. Xác định phạm vi giao dịch Pre-FOMC và giao dịch khi giá phá vỡ phạm vi.
  2. Xác định phạm vi giao dịch Pre-FOMC và giao dịch phá vỡ giả.
  3. Chờ tín hiệu giao dịch hành động giá và sau đó giao dịch tín hiệu tương ứng.

Hãy xem xét trường hợp 3 một cách chi tiết hơn

Cách giao dịch các quyết định lãi suất FED thông qua các tín hiệu hành động giá

Các mô hình giao dịch hành động giá giúp các nhà giao dịch xác định các điểm đảo chiều tiềm năng trên thị trường.

Mô hình phổ biến là engulfing candle formation, gồm hai loại: bearish engulfing candle và bullish engulfing candle. Sau khi FED hạ lãi suất vào ngày 30 tháng 10 năm 2019, biểu đồ hàng giờ của chỉ số đô la Mỹ cho thấy sự hình thành mô hình bearish engulfing (hình màu vàng bên dưới):

Nguồn: Admirals MetaTrader 5, USDX, H1 - Phạm vi dữ liệu: từ ngày 24 tháng 10 năm 2019 đến ngày 1 tháng 11 năm 2019, dữ liệu được trích xuất vào ngày 12 tháng 1 năm 2020 lúc 8:55 sáng GMT. - Lưu ý: Hiệu suất trong quá khứ không phải là một chỉ báo đáng tin cậy về kết quả trong tương lai.

Mô hình nến bearish engulfing gồm hai thanh nến. Trong đó, nến thứ hai bao trùm cả nến đầu tiên và xóa sạch đà tăng của nến trước đó.

  • Ở cây nến thứ hai, người mua đẩy thị trường lên, phá vỡ đỉnh của cây nến trước.
  • Người bán lại đẩy nó xuống mức phá vỡ của cây nến đầu và đóng cửa ở mức thấp hơn, thể hiện sự thay đổi động lượng (momentum) sang chiều giảm giá.

Ví dụ về mô hình bearish engulfing.

Từ mô hình này, các trader có thể xác định rằng đang có nhiều người bán tham gia vào thị trường hơn. Kết hợp với thông báo FED hạ lãi suất, trader sẽ giao dịch theo đà giảm của giá và bán đô la.

Để thực hiện giao dịch trên thị trường trong nền tảng giao dịch MetaTrader, người dùng tiến hành các bước sau:

  1. Mở biểu đồ thị trường mong muốn đầu tư.
  2. Nhấp chuột phải vào biểu đồ.
  3. Chọn Giao dịch.
  4. Chọn New Order (lệnh mới) hoặc nhấn F9 trên bàn phím.
  5. Nhập giá, mức cắt lỗ, chốt lời và khối lương vị thế trong phiếu giao dịch.

Ảnh chụp màn hình của nền tảng giao dịch MetaTrader 5 do Admirals cung cấp, hiển thị biểu đồ chỉ số đô la Mỹ và cửa sổ giao dịch.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Biểu đồ cho các công cụ tài chính trong bài viết này là dành cho mục đích minh họa và không nên được hiểu là đem đến lời khuyên giao dịch hoặc chào giá mua bán bất kỳ công cụ tài chính nào do Admirals cung cấp (CFDs, ETF, Cổ phiếu). Hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu của hiệu suất trong tương lai

Để tìm hiểu thêm về cách sử dụng nền tảng giao dịch MetaTrader do Admirals cung cấp, hãy xem video bên dưới:

Tại sao nên giao dịch FEDeral funds rate với Admirals?

  • Giao dịch liên tục 24 giờ/ngày, 5 ngày/tuần.
  • Giao dịch với một công ty uy tín và được quản lý chặt chẽ bởi Cơ quan Quản lý Tài chính Anh Quốc.
  • Truy cập các nền tảng giao dịch nhanh nhất và an toàn nhất từ ​​MetaTrader trên máy tính để bàn, web hoặc thiết bị di động.
  • Giao dịch với mức chênh lệch thấp chỉ 0,2 pips với Zero.MT4 và kết nối trực tiếp với các nhà cung cấp thanh khoản hàng đầu.
  • Giao dịch trên nhiều loại tài sản bao gồm Forex, CFD cổ phiếu, CFD chỉ số, CFD hàng hóa và hơn thế nữa.
  • Hưởng lợi từ chính sách bảo vệ số dư âm.

Admirals cung cấp khả năng giao dịch với Forex và CFD trên hơn 80 loại tiền tệ, với cập nhật thị trường mới nhất và phân tích kỹ thuật được cung cấp MIỄN PHÍ! Nhấp vào biểu ngữ bên dưới để mở tài khoản trực tiếp của bạn ngay hôm nay!

Hội thảo Web miễn phí

Theo dõi hội thảo web do các chuyên gia giao dịch của chúng tôi tổ chức

Bài viết khác

Câu hỏi thường gặp

 

Sự ảnh hưởng khi FED tăng lãi suất là gì?

Sự ảnh hưởng khi FED tăng lãi suất có thể là:

  1. Giảm đầu tư: Lãi suất cao hơn làm cho vay trở nên đắt đỏ hơn, làm giảm động cơ đầu tư của doanh nghiệp và cá nhân.

  2. Giảm tiêu dùng: Lãi suất tăng có thể làm tăng chi phí vay cá nhân, dẫn đến giảm tiêu dùng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

  3. Tăng giá trị tiền tệ: Một lãi suất cao hơn có thể làm cho đồng tiền trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài, tăng giá trị đồng tiền địa phương.

  4. Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán: Thường, thị trường chứng khoán có thể phản ứng tiêu cực khi lãi suất tăng vì chi phí vốn tăng cao có thể làm giảm lợi nhuận của các công ty.

 

Lãi suất FED là gì?

Lãi suất FED, hay còn gọi là lãi suất chi phí mà các ngân hàng thương mại ở Mỹ phải trả khi vay tiền từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Đây là một công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Lãi suất FED ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất cho vay và tiền lãi thu được từ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. Các biến đổi trong lãi suất FED có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính và kinh tế toàn cầu.

 

FED là tổ chức gì?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FEDeral Reserve System), thường được gọi là FED, là một tổ chức quốc gia của Hoa Kỳ. FED là một hệ thống ngân hàng trung ương, gồm 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang và Ban Lãnh đạo Liên bang, có trụ sở chính tại Washington, D.C.

Nhiệm vụ chính của FED bao gồm kiểm soát và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính, quản lý lãi suất, và thực hiện chính sách tiền tệ để ổn định lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. FED đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nền kinh tế và tài chính của Hoa Kỳ.

 

Về Admirals

Admirals là một sàn giao dịch Forex và CFD uy tín với nhiều giải thưởng danh giá, cung cấp giao dịch trên hơn 8.000 công cụ tài chính thông qua các nền tảng giao dịch biến nhất thế giới: MetaTrader 4 và MetaTrader 5. Hãy bắt đầu giao dịch ngay hôm nay!

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Xin lưu ý rằng phân tích giao dịch như vậy không phải là một chỉ báo đáng tin cậy cho bất kỳ hoạt động hiện tại hoặc tương lai nào, vì hoàn cảnh có thể thay đổi theo thời gian. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.

TOP ARTICLES
Chiến lược đầu tư chứng khoán tốt nhất 2024
Liệu trader có biết chiến lược đầu tư chứng khoán hiệu quả không chỉ điều hướng thị trường mà còn cải thiện đáng kể cách chơi chứng khoán, hiệu suất giao dịch cũng như khả năng đưa ra quyết định?Nhưng điều gì tạo nên một chiến lược đầu tư chứng khoán hiệu quả? Quan trọng hơn, làm thế nào để cập nhật...
Các Mô Hình Harmonic Theo Góc Nhìn Của Scott M. Carney
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các nhà giao dịch lời giải thích chi tiết harmonic là gì, cách sử dụng mô hình harmonic (mô hình hài hòa) trong thị trường tiền tệ, khám phá harmonic trading, cách vẽ mô hình harmonic, … dựa trên những quan điểm của Scott M.Carney.Mô tả: MetaTrader 4 Sup...
Đường hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định hỗ trợ kháng cự
Đường hỗ trợ và kháng cự là 2 công cụ phân tích quan trọng trong giao dịch Forex, CFD và nhiều thị trường tài chính khác. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu support &resistance - mức kháng cự hỗ trợ là gì, các mức kháng cự hỗ trợ của dãy Fibonacci, sóng Wolfe và nhiều chỉ báo...
Xem Tất Cả