Triển vọng Lạm phát Toàn cầu trong Quý 4 - Tốt hay Tệ hơn?

August 15, 2022 19:15

Quý 3/2022 sắp kết thúc, trader và các nhà đầu tư chắc chắn sẽ quan tâm đến triển vọng lạm phát tốt hơn hay tệ hơn trong quý tới. Tình hình lạm phát toàn cầu ở mỗi khu vực cũng khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế khi một năm đầy thách thức sắp khép lại. 

Tỷ lệ tăng trưởng và lạm phát ở Anh đi ngược chiều sau khi nền kinh tế giảm 0,1% trong quý 2 so với mức tăng 0,8% trong quý 1. Tỷ lệ lạm phát đạt mức cao nhất là 9,4% trong tháng 6 nhưng thị trường lao động đang duy trì mạnh mẽ giúp kiềm chế lạm phát kèm suy thoái. Có vẻ như người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ tiếp tục đối mặt với chính sách thắt chặt tiền tệ dưới hình thức lãi suất cao hơn trong quý IV.

Ở Mỹ thì khác. Lạm phát tại quốc gia này đã giảm xuống 8,5% trong tháng 7 từ mức 9,1% trong tháng 6. Trong khi Anh đang trên đà suy thoái kỹ thuật, thì Hoa Kỳ đã ở trong thời kỳ này. Điểm tương đồng lớn nhất giữa Anh và Mỹ là thị trường lao động của cả 2 đều hoạt động tốt trong quý II và quý III. Cả 2 đều có chính sách ngân hàng trung ương diều hâu và lãi suất tăng có khả năng sẽ kéo dài cho đến cuối năm.  

So với Mỹ và Anh, tăng trưởng GDP của EU ít có khả năng giảm hơn nhưng lạm phát đã chạm mức 9,6% trong tháng Bảy. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn là ngân hàng ít diều hâu nhất trong số ba ngân hàng trung ương. ECB ưu tiên bảo vệ tăng trưởng sau COVID và hướng tới chính sách tăng lãi suất chậm hơn. Tuy nhiên, ECB có khả năng sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trong quý 4 trong khi thị trường lao động của EU cũng tương đối mạnh mẽ. Điều này nghĩa là ngân hàng trung ương có thể sẽ trở nên diều hâu hơn.

Trong khi châu Âu, Mỹ và Anh đang trong chu kỳ lạm phát cao hơn thì Trung Quốc mới bắt đầu trải qua tỷ lệ lạm phát trên mức an toàn là 2%. Lạm phát đã tăng lên 2,7% trong tháng 7 so với 2,5% trong tháng 6; nhưng tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp ở mức 5,5%. Tăng trưởng yếu, giảm từ 4,8% trong quý đầu tiên xuống còn 0,4% trong quý 2. Nếu tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục giảm trong bối cảnh lạm phát gia tăng, nó có thể gây áp lực lên chi tiêu và đầu tư của người tiêu dùng.

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh, có vẻ như những cơn gió lạm phát sẽ cần thêm nhiều thời gian để lắng xuống. Mức độ chấp nhận rủi ro giảm bớt mỗi đợt tăng lãi suất và cần một thời gian để phục hồi. Trên thị trường tiền tệ, tâm lý nhà đầu tư có thể sẽ tiếp tục cảnh giác và tập trung vào giao dịch trú ẩn an toàn đối với USD và Yên cho đến khi lạm phát ít gây rủi ro hơn.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, vai trò của địa chính trị đang phát huy mạnh mẽ khi Mỹ hướng tới bầu cử và cuộc xung đột ở Ukraine không có dấu hiệu giảm bớt. Rủi ro địa chính trị làm tăng thêm triển vọng kinh tế hỗn hợp, có nghĩa là các nhà đầu tư và trader sẽ phải cảnh giác với các xu hướng xấu đi trong các tiêu chuẩn chính về lạm phát, tăng trưởng và việc làm.

Tại Admiral Markets, chúng tôi tổ chức các hội thảo web với nhiều chủ đề giao dịch khác nhau và hoàn toàn miễn phí! Hãy click vào banner dưới đây để xem các hội thảo web sắp tới.

Hội thảo Web miễn phí

Theo dõi hội thảo web do các chuyên gia giao dịch của chúng tôi tổ chức

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Xin lưu ý rằng phân tích giao dịch như vậy không phải là một chỉ báo đáng tin cậy cho bất kỳ hoạt động hiện tại hoặc tương lai nào, vì hoàn cảnh có thể thay đổi theo thời gian. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.

Sarah Fenwick
Sarah Fenwick Chuyên gia tài chính

Sarah Fenwick học chuyên ngành báo chí và truyền thông đại chúng. Cô là phóng viên đưa tin của Sở giao dịch chứng khoán Thụy Sĩ với 15 năm kinh nghiệm viết tin tức tài chính và kinh tế